Nghề nuôi yến ngày càng phát triển tại nước ta và không phải ai cũng có thể thiết kế nhà nuôi yến được. Nhưng với những điều lưu ý khi thiết kế nhà nuôi yến dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn về quy trình cũng như cách thiết kế nhà nuôi yến. Từ những thiết kế và sự lưu ý sẽ làm nền tảng phát triển ngành yến nói chung và kinh tế của các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi yến nói riêng.
Các lưu ý khi thiết kế nhà nuôi yến như sau:
– Vị trí xây nhà nuôi yến: Gần ao, hồ hoặc có môi trường nước gần đó, không có cây cao nhiều, vì như thế sẽ chắn tầm nhìn của yến. Nên gần nơi kiếm ăn và đường đi hàng ngày của yến hoặc gần một căn nhà yến có sẵn.
– Về thông số kỹ thuật của độ ẩm, nhiệt độ: Nhà cần phải làm bằng khung bê tông, cốt thép. Mái đổ bằng bê tông luôn, tường thì xây gạch 20cm. Có thể là nhà cấp 4, cột bằng gạch và tường gạch 20cm, mái lợp bằng tôn cách nhiệt. Hay nhà bằng khung thép, mái tôn và tường làm bằng tôn cách nhiệt.
Kích thước trung bình là 5mx20m và kích thước được cho là lý tưởng nhất là 8mx20m, ít nhất là phải 4mx10m.
Kích thước phòng từ 4mx4m và cao 2m đến 2,5m. Lỗ ra vào của yến từ 30 – 40cm ngang là 50 – 70cm.
– Ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ: Thích hợp với 26 – 30 độ, tốt nhất là 28, 29 độ. Độ ẩm lý tưởng là 75 – 80%. Ánh sáng từ 0.02 – 0.10 lux
– Âm thanh: Có nhiều loại tiếng để dụ chim yến và chung chung thì có 3 loại: Loại tiếng ngoài để dụ yến tụ tập lại – Tiếng hút để thu chim yến vào nhà – Tiếng trong nhằm cho yến tưởng rằng đây là nhà của chúng.
Tiếng ngoài cùng, tiếng hút thì mở từ 5 giờ sáng tới 8 giờ tối. Còn lại từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm là mở tiếng trong. Chú ý không nên mở tiếng qua đêm.
Điều kiện làm nhà: Nhà nuôi yến ở tại thành phố luôn phải cao hơn các nhà ở xung quanh nhiều và phải có chuồng lượn cho yến theo mô hình tự nhiên nhất. Tại các vùng quê thì điều kiện luôn tốt hơn nhiều,
Nên tìm kiếm các đơn vị tư vấn và kiểm tra thực tế để có hướng đi và giải pháp thiết kế một cách chuyên nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu là nhà đang ở mà muốn nuôi yến thêm thì nên làm đúng quy trình thích hợp nhất để quy tụ nhiều chim yến hơn. Nên phân bổ tầng hợp lý và tự nhiên.
Nếu là nhà xây mới thì phải có đơn vị tư vấn để theo dõi trong quá trình xây dụng và thiết kế, lắp đặt các thiết bị theo đúng quy trình nuôi yến.
Không nên tự tiện thiết kế, như vậy sẽ gặp các rắc rối không đáng có và cũng mất thời gian của chính mình. Nhà yến gần đồng rượng là điều kiện rất lý tưởng cho chim yến ở.
Thiết kế và xây dựng: Từ các khảo sát trong khu vực cần nuối yến thó có bản thiết kế và khi thiết kế nhà nuôi yến cần phải chú ý kỹ yếu tố khí hậu vùng miền nơi nuôi yến. Thường có hai loại đó là: vùng nhiệt độ trung bình là ≥ 270C, trần cao tối thiểu là 3m và tối đa là 4,5m. Cuối cùng là vùng có nhiệu độ trung bình <270C, trần cao tối đa là 3,5m, thấp nhất là 2,5m
Lối chim vào nhà yến: Vị trí khi yến bay ra, bay vào là rất quan trọng và đó cũng là điều quyết định sự lớn lên của bầy yến trong tương lai. Tùy theo kiều nhà mà ta làm kích thước cho chim yến bay ra, bay vào nhà. Tối thiểu thường là 30 x 40cm
Tại nước ta thường có 3 loại mô hình nhà yến là:
Làm bằng gạch, bê tông là phổ biến nhất và phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Việt Nam.
Mô hình 3D đang được phát triển tại các khu du lịch, đặc biệt chi phí cao hơn các kiểu khác và tuổi thọ kém.
Mô hình còn lại là bằng các tấm ghép lợp thông minh và hình thức là các khung sát và mái lợp bao bọc bằng tole. Ưu điểm là làm nhanh và vật liệu nhẹ nhàng, phù hợp với các tỉnh ở miền Tây Việt Nam. Nhược điểm là nhiệt độ không theo ý muốn và không bền như các mô hình khác.
Ngoài ra còn có nhiều mô hình nuôi và thiết kế khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế nhà nuôi chim yến thì hãy mạnh dạn liên hệ với chúng tôi để có hướng đi đúng đắn nhất.