Ngành công nghiệp nuôi chim yến cho tổ yến ở Việt Nam, từ sau năm 2006, mới được các cơ quan quản lý quan tâm nhưng chỉ biết với những bước đi rất chậm, Có thể, do chưa thấy được giá trị doanh thu thương mại 4 tỷ đô la/năm của mặt hàng tổ yến cao cấp, đặc sản bồi dưởng sức khỏe và trị bệnh của riêng các nước Đông Nam Á hoặc do công nghiệp này ở Việt Nam còn nhỏ để tính chuyện phát triển thành một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực như Indonesia và Malaysia đã làm và trong những thương lượng về các danh mục hàng hóa trao đổi trong các Hiệp định Thương mại Đa phương hay Song phương, mặt hàng tổ yến đều được đề cập.
Từ sau, phát hiện nhiều tranh cải có nhiều nghi vấn về chim yến chết ở rạp hát Thanh Bình Phan Rang bị nhiễm H5N1 vào năm đầu năm 2013, cơ quan chuyên môn Bô Nông Nghiệp và PTNT mới có thống kế là ở Việt Nam có được gần 2.000 nhà yến, trong đó có chưa tới 0,5-1% nhà yến được cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến và ban hành thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT, ngày 22 tháng 07 năm 2013 về Qui định tạm thời về quản lý nuôi chim yến..
Tiếp đó là tổ yến Indonesia và Malaysia đổ tràn vào Việt Nam do không xuất khẩu được vào Trung Quốc (tổ yến huyết của họ bị nhiễm Nitrate và Nitrite cao trên 4.400 ppm). Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp nuôi chim yến của Việt Nam chậm lại ở các tỉnh phía Nam, ở các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân, nuôi chim yến có phát triển nhưng tỷ lệ thấp và hiệu quả không cao (do tới gần mùa đông chim yến rời nơi đang ở tìm đến những nơi trú ở mới có khi hậu ấm áp hơn, những chim yến cha mẹ đang chăm sóc chim con, chim yến non, tơ thì ở lại chịu chết vì những đợt lạnh dưới 12oC chim không thể bay ra ngoài săn tìm côn trùng, không ăn mồi, không có đủ năng lượng chống lạnh/ ở nhiệt độ 12-14oC chim yến vẩn bay ra ngoài kiếm mồi ăn, nhưng khoảng 30-60 phút là phải quay về vì không chịu nổi cái rét hại này).
Hiện nay, với chính sách phát triển Nông thôn mới 2010-2020 của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ngành công nghiệp nuôi chim yến tại Việt Nam có thể hy vọng nhận được từ chính sách này để phát triển. Tuy nhiên trong Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, có qui định 19 hạng mục được ưu đải đầu tư, không có ngành công nghệ nuôi chim yến lấy tổ chế biến xuất khẩu, chỉ có hạng mục thứ 3 “ chăn nuôi gia súc, gia cầm thủy sản, hải sản tập trung “ mà nuôi chim yến không được định nghĩa nằm trong các loại gia cầm nuôi. Chính sách phát triển Nông thôn mới ở Việt Nam, ngành nuôi chim yến chưa được quan tâm như ở các nước Đông Nam Á khác ( hoặc có thể sẽ có chính sách riêng cho ngành công nghiệp này) và việc phát triển nghề nuôi chim yến trong tương lai gần trước năm 2020 là ở Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT, trong đó qui định 2 điểm là tại khoản 1 và khoản 3, điều 3 của chương 2 là “ Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế cơ sở nuôi chim yến” và “ Vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến phải phù hợp với qui hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp Huyện. Điều này được hiểu là các nhà yến đã có phải đăng ký để quản lý vệ sinh dịch tể, y tế cộng đồng, các cá nhân, doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng mới phải có vị trí xây dựng phù hợp với qui hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp Huyện….
Sau gần một năm kể từ Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT được ban hành, những người muốn tham gia đầu tư ngành công nghiệp nuôi chim yến chưa tìm thấy những vùng đất được ghi là qui hoạch nuôi chim yến hoặc có những tiêu chí nào được đề ra để UBND cấp Huyện căn cứ vào đó đồng ý cho phép xây dựng nhà yến được công bố. Suy nghĩ theo hướng tích cực thì trong những năm đến năm 2020 sẽ có sự thay đổi, các cơ quan quản lý cấp cao, nhìn thấy được khả năng của ngành công nghiệp này góp phần trong việc phát triển nông thôn mới, tạo công ăn việc làm cho nông dân tại chổ, hiệu quả kinh tế và khả thi hơn, không chiếm nhiều diện tích… ngành công nghiệp nuôi chim yến ở Việt Nam sẽ cất cánh (Take off) có khả năng xuất khẩu vài trăm triệu đô la/năm.
Đến năm 2020, tại Việt Nam sẽ có nhiều nhà yến xây dựng nhưng tỷ lệ thấp 1-2% năm, khoảng 20-40 nhà yến/năm, không bùng phát như trong thời gian 2006-2013.
Cũng như tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan, mặc cho con người nói gì, nhìn gì và làm gì, dân số chim yến tại Việt Nam vẫn phát triển, vẫn tăng đàn và sẽ có hàng ngàn chim yến trong dân số chim yến trên 100 triệu ở Đông Nam Á , mỗi năm trong mùa gió Tây Nam từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan đổ về Việt Nam do gió bão, do khói bụi ô nhiểm cháy rừng và do tìm đến nguồn thức ăn côn trùng vô cùng phong phú của các tỉnh phía Nam Việt Nam.
Dân số chim yến tại Việt Nam đến sau năm 2020 so với Indonesia và Malaysia